Chăn nuôi Cừu_Pelibuey

Chúng có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi. Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc. So với chăn nuôi bò thì chúng là vật nuôi dễ tính hơn, thức ăn của chúng rất đa dạng, thức ăn của chúng là những loại không cạnh tranh với lương thực của người. Chúng là động vật có vú ăn rất nhiều cỏ. Hầu hết chúng gặm cỏ và ăn các loại cỏ khô khác, tránh các phần thực vật có gỗ nhiều. Chúng có chế độ hoạt động ban ngày, ăn từ sáng đến tối, thỉnh thoảng dừng lại để nghỉ ngơi và nhai lại. Đồng cỏ lý tưởng cho chúng như cỏ và cây họ Đậu. Khác với thức ăn gia súc, thức ăn chính của chúng trong mùa đông là cỏ khô.

Chúng là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn bao gồm thức ăn thô xanh các loại như: rơm cỏ tươi, khô, rau, củ quả bầu bí các loại, phế phụ phẩm công nông nghiệp và các loại thức ăn tinh bổ sung như cám gạo ngũ cốc. Mỗi ngày chúng có thể ăn được một lượng thức ăn 15-20% thể trọng. Chúng cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% thể trọng. Với nhu cầu 65% vật chất khô từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% vật chất khô từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho chúng ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% vật chất khô và thức ăn tinh chứa 90% vật chất khô. Khẩu phần có hiệu quả nhất là khẩu phần có 25% keo dậu, tăng khối lượng trung bình hàng ngày của cừu đạt cao nhất 358,24 g/ngày.

Nguồn nước uống là nhu cầu cơ bản của chúng. Lượng nước cần cho chúng biến động theo mùa và loại và chất lượng thực phẩm mà chúng tiêu thụ. Khi chúng ăn nhiều trong các tháng đầu tiên và có mưa (kể cả sương, khi chúng ăn vào sáng sớm), chúng cần ít nước hơn. Khi chúng ăn nhiều cỏ khô thì chúng cần nhiều nước. Chúng cũng cần uống nước sạch, và có thể không uống nếu nước có tảo hoặc chất cặn. Trong một số khẩu phần ăn của chúng cũng bao gồm các khoáng chất, hoặc trộn với lượng ít.

Tốc độ phát triển của thịt và mỡ ở cừu cho ăn thức ăn tinh lớn hơn ở cừu chăn thả (P < 0.001), tỷ lệ nạc/mỡ ở cừu chăn thả cao hơn ở cừu cho ăn thức ăn tinh, tuy nhiên vỗ béo cừu bằng chăn thả (chỉ ăn cỏ) làm giảm tốc độ phát triển của tất cả các mô so với vỗ béo cừu bằng thức ăn tinh nên cừu vỗ béo bằng cỏ nhẹ cân hơn lúc kết thúc. Thức ăn tinh có ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, tăng trọng cao hơn, khối lượng thịt xẻ cao hơn, tuy nhiên cừu đực vỗ béo bằng cỏ nhiều thịt nạc hơn cho thấy bổ sung thức ăn tinh đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cừu, tuy nhiên chỉ chăn thả không không đủ cho sinh trưởng ở mức cao nhất, chăn thả cộng với bổ sung một lượng tối thiểu thức ăn protein sẽ làm tăng năng suất cừu và giảm chi phí sản xuất.

Cừu ăn khẩu phần bổ sung protein cao đã tăng lượng thức ăn ăn vào và khối lượng so với nhóm ăn khẩu phần bổ sung protein thấp. Như vậy trong điều kiện chăn thả, việc bổ sung protein sẽ làm tăng tăng trọng và tăng lượng chất khô thức ăn ăn vào. Tại các vùng có thức ăn dinh dưỡng kém, tiềm năng sinh trưởng của những giống cừu có khối lượng lớn hơn sẽ không có lợi thế so với các giống nhỏ con, các giống nhỏ con có thể phát triển bằng hoặc thậm chí tốt hơn so với các giống lớn. Cắt đuôi cừu để vỗ béo đã nâng cao khả năng tăng trọng và cải thiện chất lượng thịt cừu.

Thức ăn thô là thành phần chính của chế độ ăn cho cừu giai đoạn sinh trưởng, thành phần này là trên 75% ở mô hình nhỏ, riêng các mô hình vừa và lớn cung cấp thức ăn tinh và cỏ khô (hoặc thức ăn thô khác) trong chế độ ăn tự do. Một số người nuôi vỗ béo cừu đã bổ sung khoáng và thức ăn tinh, loại bỏ thức ăn thô ở giai đoạn cuối vỗ bé để tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên làm như vậy sẽ gia tăng đáng kể về vấn đề sức ở khỏe của cừu. vật chất khô ăn vào giảm đáng kể (P<0,001) ở cừu cho ăn khẩu phần có hàm lượng NDF thấp, để chất khô ăn vào cao cừu cần được cho ăn khẩu phần có nguồn carbonhydrate tiêu hoá chậm.